Chồng NQ

Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già. Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.
“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.
Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thân hình mảnh mai bé nhỏ của tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.
Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”.
Tôi cười: “Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”.
Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: “Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!”.
Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn. Chồng tôi véo mũi tôi nói: “Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?”.
Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trôi những âm điệu không êm đềm.
Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó?
Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của bà.
Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất ấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm.
Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đóng cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm bên trong khóc ầm ĩ.
Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh: “Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”.
Anh trừng mắt nhìn tôi nói: “Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?”.
Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước.
Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” này. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ. Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm.
Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: “Hương, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề.
Cuối cùng, chồng tôi thở dài: “Hương, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”. Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng.
Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát
cháo rồi nhảy bổ vào toa-lét, nôn ọe hết.
Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.
Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.

Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi cực kỳ tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: “Hương, trông sắc mặt cậu xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.
Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn ọe, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách, chồng tôi và cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi.
Mới chỉ ba hôm không gặp mặt, chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng, nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương.
Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.
Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này? Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền.
Tôi lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại “ồn ào” lăn xuống.
Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: “Mẹ của tổng giám đốc bị tai nạn giao thông, đang trong viện”.
Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.
Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệch xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc.
Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe buýt đã đâm thẳng vào bà…
Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như… trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh.
Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý.
Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi.
Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.
Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi, không hề thua kém.
Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã.
Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi.
Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn.
Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.
Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì.
Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống, bảo: “Anh chờ chút, tôi ký!”. Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi.
Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc…”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi, đẩy lại phía anh.
“Hương, em có thai à?”.
Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” tràn xuống má.
Tôi đáp: “Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”. Chồng tôi không đi, trong bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại.
Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau.
Phía tôi, là vô ý; còn anh, là cố tình.



Tình yêu


Thông thường một cô gái hay có những câu hỏi như thế này dành cho người mình yêu: Sao anh thích em? Câu trả lời có thể khác nhau về cách dùng từ nhưng nội dung đa số là: -Tại em dễ thương, em hiền, tính tình em tốt, em lạ có nét riêng hơn người khác hoặc tại anh tin em thương anh thật… 
Ai cũng nói yêu nhau nhưng tình yêu là gì không phải ai cũng có câu trả lời giống nhau. Vậy tình yêu là gì anh biết không? 
 Tình yêu là đôi bàn tay 
Đôi bàn tay có cái nhẫn ở ngón áp út, để khi anh thấy một cô chân dài nuột nà trên phố thì cũng nhìn thì cũng thích nhưng anh hiểu cái gì dành cho mình cái gì không. Bao giờ cái đẹp cũng thường là của chung để ngắm nhìn và muốn sỡ hữu điều đó không dễ dàng .Vậy anh chọn cái của mọi người hay cái của riêng anh? 
Là bàn tay khi anh đỡ đần những nặng nề trong cuộc sống, tranh đua hơn thua với người đời để dành về tay anh những cái khiến cho gia đình thật sự là tổ ấm, cuộc sống là mưu sinh ai cũng phải lao động nhưng thành quả thu về không ai giống ai. Từ đôi bàn tay anh con cái được tới trường như bao đứa trẻ khác, sửa cái xe, thay bóng đèn, chỉnh lại ống nước là bàn tay nắm chặt hạnh phúc bảo vệ cái tổ ấm bé nhỏ của anh giữa cái cuộc đời không chỉ có cái thiện như trong truyện cổ tích. 
Là bàn tay của một người đàn bà nấu ăn, dọn dẹp, đón con khi buổi chiều. Tất tả ghé vội qua chợ sau giờ làm việc bởi chỉ muốn chồng con có món ngon, là bàn tay mở cửa đóng cửa cho anh ngày hai buổi, đỡ lấy cái cặp trên tay anh sau một ngày làm việc. Là bàn tay đặt nhẹ lên trán khi anh bị sốt, nấu tô cháo lấy viên thuốc cho anh khi anh bị bệnh, hay bình dị như lúc kéo cái chăn ấm vào đêm cho anh. Bàn tay ấy vịn vào anh tin cậy khi ngồi sau xe anh trên phố đông người, đong đưa vành nôi, ôm lấy dỗ dành con trẻ những buổi tối, là khi người đàn ông nào tán tỉnh bàn tay có cái nhẫn khẽ đưa ra và nói: “Em có chồng rồi”. 
 Tình yêu là đôi bờ vai… 
Đôi bờ vai gánh lấy cái trách nhiệm của một con người đúng nghĩa chủ một cái gia đình. Đôi bờ vai cho cha mẹ tựa vào khi già yếu, là nơi cho một người nương dựa trút xuống đấy những yếu đuối hay đơn giản là những giọt nước mắt, đôi vai công kênh đứa trẻ của một ông bố gương mẫu. Gánh vác kinh tế sao cho ngày hôm nay tốt hơn hôm qua, năm tới tốt hơn năm nay, là nơi bạn bè có thể choàng qua thân mật vào những buổi họp mặt. 
Là đôi vai gầy yếu mong manh của một người phụ nữ gánh lấy những thứ không mong manh, bên nội, bên ngoại, của nào ăn của nào để dành. Cái gì dành cho con cái cho chính mình khi về già, sửa cái nhà mua món đồ mới thay cho cái cũ. Đứng nhìn một cái áo ưa thích rồi tặc lưỡi tự nhủ, thôi không hợp với mình tiền đó để việc khác. 
Đôi vai ấy gánh nhỏ bé ấy gánh chuyện công sở, gia đình, làm dâu, làm vợ, làm mẹ, những mối quan hệ xã hội… sao cho gia đình được đầy đủ hạnh phúc. 
Tình yêu là trái tim đang đập nơi lồng ngực 
Trái tim ấy nhắc nhở anh học cách yêu một người đàn bà ủi cái áo cho anh đang mặc, sinh cho anh những đứa con, đắn đo trong chi tiêu đong hũ đường tính lọ mắm bởi muốn công sức của anh không bị phí phạm. Trái tim ấy khiến anh vẫn yêu lấy người đàn bà của mình dù thời gian có làm cô ấy gầy ốm đi hoặc béo phì ra so với thời son rỗi sau những vất vả trong cuộc sống. Trái tim ấy khiến anh nhận biết vợ anh luôn là người quan trọng khi nói với một cô trẻ đẹp anh có gia đình rồi. 
Trái tim ấy đập lên những nhịp đập rằng anh đã không còn trẻ để vi vu, đôi khi một phút say nắng cũng đổi bằng một cơn bão tuyết. Một giây vui có thể đổi bằng một gia đình gây dựng trên hàng chục năm. 
Là trái tim của một người đàn bà yêu một người đàn ông, thương anh ấy mua cái gì cũng suy tính cẩn thận. Là khi anh ấy bảo ”Em à, anh lấy hai trăm ngàn đi mua thùng beer cá độ với mấy người bạn”. Trái tim ấy giữ lại thứ tình nồng ấm với thời gian để kiên định đi hết đoạn đường đời với bao sóng gió vẫn chực chờ hằng ngày… 
Trái tim ấy nói rằng anh ấy có thể không tài giỏi, không hay hơn người khác nhưng anh ấy là người chồng tốt. Trái tim ấy khiến một người chân yếu tay mềm có thể làm bất cứ cái gì để chống lại những ai lăm le xâm phạm cái hạnh phúc đời thường nhỏ bé ấy. 
 Cuối cùng tình yêu là nụ cười anh à. 
Nụ cười ấy sẽ luôn xuất hiện dù bao năm đi nữa, hạnh phúc đôi khi không phải nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh như tranh vẽ. Đơn giản chỉ là một gia đình yên ả, ấm cúng như bao gia đình trong cuộc đời mà hai người cùng gây dựng, là nơi trú ẩn an toàn giữa giông tố, là nơi khiến mình nở nụ cười mãn nguyện khi nhớ về để hiểu mình có được điều dù nhỏ nhưng không phải ai cũng có được. Là nụ cười đồng ý khi anh đọc hết những dòng chữ trên.
 Với em tình yêu đơn giản thế thôi giống như khi ta nhận ra nhau giữa bao người.

Nấu cơm ngon bằng bếp ga, bếp điện


Lúc mất điện, có thể nấu cơm ngon bằng bếp gas theo hướng dẫn sau:
1.    Nguyên liệu (nấu cho 3 bát cơm)
-    1 bát gạo
-    2 bát nước
-    ½ thìa cà phê muối
-    1 thìa canh bơ hoặc dầu tùy chọn
2.    Thiết bị
-    Nồi 2 lít
-    Muôi khuấy
3.    Chuẩn bị
-    Gạo vo sạch
-    Chuẩn bị: Sử dụng tỷ lệ 1:2 tương ứng với gạo và nước.
-    Đổ 2 bát nước vào trong nồ, bật bếp, đun sôi nước.
-    Khi nước sôi, đổ gạo vào nồi.
-    Khuấy đều gạo (cho thêm bơ, muối), sau đó đun sôi nhẹ.
-    Sau khi sôi chừng 2-3 phút, hạ thấp nhiệt, đậy vung cho cơm nhanh chín
Thời gian nấu tương ứng tùy theo từng loại gạo: 
-    Gạo trắng: 18-25 phút
-    Gạo nâu: 30-40 phút
Đủ thời gian trên thì kiểm tra cơm, gạo hơi dính là vừa, không nên khô quá. Nếu còn nước, nghiêng nồi để ráo nước.
Tắt bếp và bỏ vung ra. Xới tơi cơm lên và để nguội, múc ra bát. Cơm này có thể bảo quản trong tủ lạnh vài ngày.

HAPPY BIRTHDAY TO YOU!


Mừng sinh nhật !

28/5/2012

Cầu mong cho mọi điều tốt đẹp nhất !





Trà thiếu phụ


Cùng với làn nắng rụt rè tỏa xuống là không khí ấm áp hơi quá mức bình thường của một ngày đầu mùa lan ra không thể nói là chậm chạp dần dà. Chốc sau, nắng tắt đột ngột. Ngước nhìn lên, đã thấy không gian như vừa được phết lên một lớp sơn màu ghi sáng mỏng, hơi ấm lúc nãy vừa phả biến mất, thay vào đó là cái lạnh se bất chợt làm cho người ta thoắt rùng mình...
Thuận khép lại tà áo gió khoác ngoài, bước chậm hơn, vừa đi vừa suy nghĩ vẩn vơ. Ngọn đồi nửa bên này phẳng lì trơ trụi, nửa bên kia vun lên rậm rạp, van vát như một quả bưởi ai vừa cắt chéo, mang một dáng vẻ vừa giấu giếm vừa phơi bày làm cho lòng Thuận bỗng dội lên một niềm nho nhỏ, xôn xao mà không biết là niềm gì, vui hay buồn, từ đâu đến. Chị mỉm cười, lắc lắc mái tóc, cảm thấy mình lạ lùng khó hiểu như không phải là chính mình vậy. Đường lên mặt vát bên này để vòng sang mặt tròn bên kia xuống lưng chừng đồi, nơi từ đó có thể thấy dưới xa con sông lượn một vòng cung hơi điệu đàng một chút, là ngôi nhà cha con ông lão Kiệm, người trông coi nương chè của xã.
Bà con xóm đồi gọi ông Kiệm thế, nhưng thực ra ông mới ngoài năm mươi, chưa đến cái tuổi lên lão, chẳng qua gọi theo thói quen và một phần vì ngoại hình của ông mà thôi. Ông tầm thước, lưng rùa, bộ râu quai nón không được chăm sóc kỹ lưỡng luôn rậm rì, âm u trên khuôn mặt chữ khẩu, ẩn một nét giang hồ lang bạt. Vậy mà trên khuôn mặt đó, một đôi mắt dài màu chì khá thanh tú, long lanh với cái nhìn không chớp chỉ có thể có được ở người chưa mấy từng trải, thì rõ là mắt của một anh học trò! Đôi mắt được gắn vào khuôn mặt như một sự bày đặt cố ý, lại như một sự ngẫu hứng thâm trầm - Thuận nghĩ bụng.
Chẳng biết ông Kiệm đến vùng đồi này từ bao giờ, có lẽ đã lâu lắm, khi mẹ con Thuận về đây thì bà con trong thôn xã đã coi ông như là dân gốc. Bấy giờ chồng Thuận vừa hy sinh ở mặt trận, giấy báo gửi về mãi sáu tháng sau mới đến địa phương, phong bì và giấy đánh máy bên trong đã nhàu nhĩ vì bom đạn, vì mưa gió đường trường. Đang thời kỳ chiến tranh ác liệt, những nỗi đau mất mát như của chị không hiếm nơi hậu phương. Vì vậy, nó buộc chị phải tìm đủ mọi cách để mau chóng khuây khỏa, nguôi ngoai. Trước mắt chị là đứa con nhỏ đang cần chị nâng niu bù đắp cho nó cả tình mẹ lẫn lòng người cha, thứ nữa là công việc ở nhà trường, là các em học sinh của chị. Thuận tự nguyện lên vùng đồng rừng nhân lúc ngành giáo dục vận động các thầy giáo cô giáo từ miền xuôi lên miền ngược. Đó là một ngày sắp mãn tiết thu phân một năm sau khi người chồng Thuận mất, cũng là năm đất nước được hoàn toàn giải phóng. Chị còn nhớ như in những ngày đầu đặt chân tới ngôi trường mới. Trong số người xã cử tới sửa sang lại gian phòng trường phân cho chị trong ngôi nhà tập thể của giáo viên lợp bằng lá cọ ở xế sân sau trường, có hai cha con ông lão Kiệm. Họ dựng thêm cho mẹ con chị một cái chái bếp. Trái với người cha, ông lão càng xởi lởi vui chuyện bao nhiêu thì anh con trai, mới chỉ là cậu bé mười tám mười chín mà đã như ông cụ, mặt mày nghiêm trang, cứ lầm lì lụi hụi làm cùng cha, cạy răng không nói một lời. Cũng nhờ buổi đó mà Thuận biết được đôi điều về cuộc đời ông Kiệm do chính ông kể lại. Ông người miệt dưới, phía biển, thuở nhỏ được ăn học đàng hoàng, đậu bằng "pri-me"; lớn lên, suốt thời trai trẻ theo thuyền đi buôn bán xa, Quảng Ninh, Móng Cái, Hội An rồi Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa, từng đặt chân đến tận Hàng Châu Trung Quốc... ăn cơm thiên hạ đã mòn răng.
Ông chặc lưỡi vẻ khâm phục :
- Đất Hàng Châu là đất gấm vóc lừng danh, mà chè nước tẩm sao cũng nổi tiếng, cô giáo à!
- Vâng... cháu cũng có nghe nói!
- Nói chuyện này cô giáo đừng cười. Một hôm ra phố Hàng Châu, tôi bị hút hồn bởi một cô bán lụa đấy! Thế là có bao nhiêu tiền mang theo tôi mua sạch, vét gần hết quầy của cô ta. Nói bao nhiêu mua bấy nhiêu, chẳng mặc cả mặc con gì sất. Các quầy khác cứ trố mắt ra nhìn, vừa lạ vừa ghen! - ông lão phá ra cười ha hả.
- Ôi bác! Cô ta nói gì với bác mà bác mê say đến thế? - Thuận vui lây với mẩu hồi ức hồn nhiên của ông Kiệm, mỉm cười hỏi, nghĩ thầm: "Bố già lãng mạn thật, đa tình gớm!".
- Thế đấy, cô giáo à! Bấy giờ tôi còn trẻ mà, phong độ và đẹp trai nữa, chẳng có vẻ gì là dân buôn cả, cứ như là một nhà báo, một công chức vậy... ờ... ờ cô ta nói gì với tôi à? Ngôn ngữ bất đồng làm sao tôi hiểu được. Cô ta mặc một chiếc áo dài Thượng Hải, hai cánh tay trần mềm như hai cánh chim đưa lên đưa xuống đưa qua đưa lại, đo lụa cho tôi. Chỉ thế thôi mà tôi thấy như tắc thở đấy!
Thuận giật mình. Không ngờ ông già bề ngoài có vẻ khô cứng thô ráp như một gốc cây lại có một nội tâm mềm mại, hơi "ướt át" như thế. Chị bỗng thấy băn khoăn day dứt một cách vô cớ, định gợi chuyện ông điều gì đấy nhưng kiềm chế được, lại thôi. Anh con trai ngồi trên mái bếp đón tấm tranh ông bố đưa lên từ ngọn sào xóc vào, tay xoắn múi lạt một cách giận dữ, bật ra :
- Nói cái gì không nói, lại nói ba cái chuyện "loăng quăng"! Bố già rồi, không biết ư? Không sợ người ta cười cho là vô duyên ư?
- Thuận ngạc nhiên nhìn cậu con, lại nhìn ông bố, đợi một lời vặc mắng lại của ông. Nhưng không, hai người chẳng nói gì thêm cả, cứ như vừa rồi không có gì xảy ra. Ông bố nhìn vào mắt cậu con một lúc khá lâu làm cậu con cụp mặt xuống, rồi quay đi như thể để giấu tình cảm hoặc nối tiếp sự suy đoán mơ hồ của mình vừa trỗi dậy, gật gật đầu.. Thuận chẳng còn hiểu ra sao nữa. "Người ta" cậu bé nói đây là ai chứ? Chỉ mọi người xung quanh hay chỉ riêng chị? Nếu thế thì cậu bé nhầm to rồi. Còn trẻ con có khác. Cậu ta tưởng bố "tán" Thuận, hay đặt bố cũng chỉ cùng một trang lứa với chị? Chao ôi, mình già đến thế rồi sao!...
Chút se buồn về mình của Thuận thoắt tan đi vì thái độ lạ lùng của ông Kiệm. Tại sao ông lão lại có vẻ chịu đựng trước lời đốp chát có thể gọi là vô lễ hỗn hào của anh con trai như thế? Cái gật gật đầu - Thuận nhìn từ phía sau lưng còn thấy vai ông rung rung như đang cố ghìm một tiếng cười nữa, là sao, biểu hiện điều gì? Rồi cái nhìn của ông, nó là sự chê trách hay cảm thông đối với nỗi lòng của người con mà với mẫn cảm của bậc cha mẹ, ông thấy nó đã khôn lớn thực sự, đã hiểu sâu xa về quãng đời trước đây của bố mẹ? Và nếu như thế thì câu đốp chát vừa rồi của anh con trai với bố phải được hiểu một cách ngược lại.!...
Lâu về sau này Thuận mới hiểu thêm qua bà con xóm đồi và con gái út ông Kiệm. Mai lại là học sinh của cô năm cuối cấp, lớp do cô làm chủ nhiệm. Mai đã tâm sự với cô giáo những gì em biết về gia đình em. Bây giờ Mai đã là sinh viên trường đại học sư phạm dưới thành phố tỉnh lỵ; em ở nội trú, hàng tuần chủ nhật mới về nhà. Mười mấy năm về trước, khi Mai mới ba bốn tuổi gì đó, bố mẹ em đã chia tay nhau. Họ thu xếp việc sống mỗi người một cuộc đời riêng êm thấm, lặng lẽ, nhanh chóng, kỳ lạ đến nỗi hai bên gia đình nội ngoại và bà con xóm giềng cứ tưởng chuyện đùa. Có lẽ họ không còn ở vào lứa tuổi xốp nổi, đã quá từng trải nên họ đủ sức, có khả năng biến những chuyện ồn ào ghê gớm thành chuyện đơn giản bình thường. Sau một chuyến đi xa dài ngày về, chiều hôm đó Kiệm nói với vợ:
- Mình à, chuyến này tôi không ở nhà được lâu, có chuyện làm ăn mới bàn bạc với mình. Gói cà phê tôi mang về đấy, mình pha đi; đêm nay vợ chồng mình uống chút cho tỉnh táo.
Người vợ nhìn chồng:
- Có gì mà vội, mình! Mới đi về mệt, mình nên nghỉ sớm cho khỏe. Chuyện làm ăn lâu dài cả đời, vội gì!
- Gấp thật mà! Vợ chồng mình phải thuận tình đêm nay. Mai sớm còn chạy thêm vốn liếng, hàng hóa, vật dụng... nhiều thứ nhiêu khê đấy!
Người vợ mở ngăn kéo bàn lục tìm chiếc phin, bình thản:
- Vậy à. Thế thì cùng thức. Em cũng đang muốn nói với mình một chuyện!
- Chuyện gì?
- Chuyện đời muôn thuở ấy mà! Các cụ ngày xưa có nói: "Dữ dội, đột ngột có thể rước về; nhẹ nhàng, an nhiên cũng có thể đem lại". Mọi sự đều do ta, mình ạ!
Nghe vợ nói lời là lạ, người chồng sửng sốt lặng im. Hai ngày hai đêm liền, họ gần như chỉ ở trong buồng, rủ rỉ thầm thì với nhau không lúc nào ngơi, không hề to tiếng, mấy đứa con chẳng nghe ngóng được gì. Đến ngày thứ ba, người vợ soạn một bữa ăn có những món chưa bao giờ cả nhà được nếm, dọn ra. Gia đình xúm quanh, vui vẻ ồn ã như một bữa tiệc liên hoan, nửa chiều mới tan. Và đến lúc ấy, mấy đứa con mới biết cha mẹ mình đã quyết định ly hôn! Còn nhỏ, chúng chưa biết thế là hay hay dở, là nên hay không nên, là vui hay là buồn. Chúng chỉ biết theo bố đứa trai đầu và đứa gái út, còn theo mẹ, đứa gái giữa. Gia đình chia đôi từ phút ấy. Đó là một buổi chiều nắng rất đẹp, mùa hè mà cứ vàng mơ như đang thụ Người vợ về nhà ngoại. Người chồng ở lại, để rồi cũng ra đi sau đó mấy tháng. Vợ chồng lặng lẽ ôm nhau lần cuối, gọi nhau bằng "anh, em" - điều mà họ chưa bao giờ làm trước mặt mọi người và con cái họ... Hai tháng sau, tòa xử, chấp nhận sự lựa chọn của họ sau nhiều lần giải hòa không có kết quả. Bà chánh án đã có mười lăm năm trong nghề, lần đầu tiên xử một vụ ly hôn mà cả hai bên đều nói tốt về nhau, không hề có một lời tố cáo nhau, thậm chí một lời mỉa mai, cạnh khóe... cũng không nốt. Bà chánh án dày dạn kinh nghiệm, biết không thể nào hàn gắn được nữa; vả có gì mà phải hàn gắn, họ có đổ vỡ đâu, họ từ cuộc sống này chuyển sang cuộc sống khác đấy thôi!...
Cũng mãi về sau, trong một lần về thăm quê, Thuận tình cờ gặp bà chánh án nọ… Tưởng ai xa lạ, hóa ra bà là dì họ của Thuận. Bà nói:
- Họ quá tốt với nhau nên không thể sống chung với nhau! Nếu tiếp tục, họ sẽ không còn tốt với nhau được nữa, ngay cả tốt đối với chính bản thân họ, cháu à! Song chuyện gì cũng phải có cái cớ. Cháu biết không, đứa gái giữa không phải con ruột của ông chồng; và đứa gái út cũng vậy, không phải con ruột của bà vợ!
Thuận kêu:
- Trời! Rắc rối éo le đến thế cơ à?
- Ừ, vậy mà họ xử sự cứ như không. Khi có bầu đứa gái giữa, ông chồng vừa đi xa về, bà vợ thú thật ngay. Sau đó, một lần ông chồng về, trên tay bế đứa gái út một tuổi rưỡi do một cô nhân tình nào đó ở nơi nào đó của ông ta trả, bà vợ rước đón ngay, chăm bẵm, ôm ấp, thương yêu như chính con mình rứt ruột đẻ ra...
Thuận đã lên tới đỉnh đồi. Chị dừng lại phóng mắt về xa, nơi con sông lượn vòng một cách bí ẩn, đẹp mê hồn. Mới đó đã dăm năm kể từ ngày chị đến sống ở xóm đồi này. Luồng suy nghĩ đeo đuổi trong đầu chị vẫn chưa thôi, dù trước mắt chị cảnh trí tuyệt vời của những nương chè bậc thang chập chùng, xanh mởn, đang phô bày hết vẻ đẹp vừa rỡ ràng vừa u uyên của nó trong màn nắng nhẹ buổi sáng nhưng lúc nào cũng vương sương mỏng của vùng đồng rừng. Chị đưa hai tay xoa má, chợt nhận ra rằng mình buồn cười thật, tại sao, vì lẽ gì mà mình quan tâm tìm hiểu về bố con ông Kiệm tỉ mỉ như thế chứ. Cái ông già - đâu đã già nhỉ? - cũng hay, ruột để ngoài da như thế nhưng vẫn có một góc riêng trong đầu bất khả xâm phạm để lưu giữ những điều chỉ riêng mình biết. Còn cậu con trai, Toàn, ngậm hột thị, lúc nào mặt mày cũng nghiêm trọng, quy củ như đứng trước hàng quân, biết đâu lại là một anh chàng rộng mở, mới mẻ, phóng khoáng cũng nên! Giờ thì anh chàng đã trưởng thành, lái xe cho công ty chế biến chè xuất khẩu, sau khi đã đi bộ đội bốn năm về. Chả là anh ta hồi tại ngũ ở đơn vị thiết giáp bánh hơi, từng học lái thạo đủ các loại xe lớn nhỏ, khi ra quân mang theo bằng chứng nhận lái xe. Anh ta lại đang theo học lớp đại học tại chức, khá khen thật! Còn em gái anh ta cũng vừa tốt nghiệp, sắp nhận công tác, sắp trở nên đồng nghiệp của chị. Chỉ riêng ông Kiệm vẫn thế, thời gian phôi pha như trượt qua cuộc đời ông, chẳng để lại dấu vết gì. Nói như bà con xóm đồi vẫn nói, gà trống nuôi con được như ông không mấy ai theo nổi...
Thuận đến nhà ông Kiệm vừa lúc ông ngoài nương chè về. Ông gỡ giỏ chè búp vừa hái trên vai xuống đặt ở góc hiên nhà. Cô giáo tương lai của gia đình hình như đã nấu nướng sửa soạn xong xuôi, đang ngồi nói chuyện ở gian bên với một người đàn ông đứng tuổi ăn mặc khá chải chuốt, áo vét "na-tô" mầu rêu đi giày mõm nhọn đen bóng lộn. Thấy cô giáo cũ hiện ở bậc thềm, Mai ào ra, tươi cười tíu tít:
- Chào cô ạ! Em đợi cô nóng cả ruột, cứ sợ cô bận việc gì không đến được, em lo lo là... à, đây là anh Cường, trưởng phòng tổ chức trường em.
Người khách đứng dậy chào, vẻ vừa tự nhiên vừa lúng túng, nhưng không quên đưa tay vuốt mái tóc dày đen rợp rất đẹp. Cử chỉ của anh ta làm Thuận chợt nghĩ: "Chắc gì mái tóc đó vốn đã như vậy lâu nay!"
- Nghe tiếng chị đã lâu nhưng hôm nay tôi mới được gặp! Chị Thuận người quê dưới tỉnh Đông à? Tôi cũng có một bà cô lấy chồng dưới mạn ấy đấy!
- Vâng. Thế à? - Thuận trả lời.
Ông Kiệm nhìn lướt bàn nước vẻ chưa ưng ý, quay lại mở tủ lấy ra một bộ ấm chén bằng đất nung, đặt vào bàn, mở lọ trà:
- Chè Thái quê mình phải pha loại này mới đúng điệụ ôi chà, cô giáo Thuận cả vùng này ai còn lạ, hôm nay bác Cường mới gặp ư?
Ông rót trà ra chén. Dòng nước xanh mầu nõn chuối từ vòi ấm tong tong chảy ra, mùi thơm bốc lên, lừng mà dịu. Tinh tường một chút, có thể nghe có vị bùi bùi trong đó.
- Mời cô giáo, mời bác. Vụ chè năm nay xem chừng khá hơn mấy vụ trước, cô Thuận ạ. Có điều mấy hôm rồi, lốm đốm thấy có rầy ở đôi khoảnh sát dưới bờ sông.
- Thế bác đã báo cho bà con biết chưa?
- Đã. Bà con đang lo diệt ngoài ấy. Toàn về rồi hả con? Thôi, dọn mâm ra, Mai!
- Vâng, con xong ngay đây.
Toàn giẫm giẫm giày bộ đội vào hòn đá mặt phẳng trên sân cho mảng đất dính ở đế bong ra, vào nhà. Gặp ánh mắt Thuận, anh liền cụp cái nhìn xuống, ngượng nghịu, lảng đi chỗ khác, nhưng lời chào thì lại hơi bốc lên, quấn quýt:
- Lúc nãy tôi đi ngang qua trường rẽ vào, định đón chị về cùng luôn nhưng xúi quẩy quá, chị đã đi rồi.
- Thuận cười, hơi ngạc nhiên trước vẻ bạo dạn của anh con trai:
- Thế à, cám ơn anh. Xa xôi cách trở gì mà phải phiền anh đưa đón. Tôi đã hứa là tôi đến chứ.
- Cháu bé đi đâu không thấy ở nhà, chị Thuận?
- Cháu đi học tổ nhóm cùng bạn. Mới hồi nào, giờ cháu đã lên lớp năm rồi đấy! Anh Toàn thấy có nhanh không?
- Vâng, nhanh thật!
Thuận đưa tay đón mâm cơm Mai bưng ra khệ nệ:
- Để cô giúp em!
- Bày cả ra bàn cho rộng rãi thoải mãi, cô ạ!
Ông Kiệm vỗ vỗ chai rượu cầm trên tay, trịnh trọng:
- Hôm nay gia đình tôi vui lắm vì có cô giáo và bác Cường đến chơi, mừng cho hai đứa con tôi; một đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về là có công ăn việc làm đàng hoàng, chóng vánh; một đã tốt nghiệp nay mai cũng được làm cô giáo. Ước mơ của đời một người cha như tôi thế là toại nguyện. Thế này, người ta thì bia bọt, nhưng chúng ta "dân gian" một chút, làm chén "cuốc lủi". Mời cô giáo Thuận, mời bác Cường!
Ngồi ăn, Thuận thấy trong lòng vui vui, một niềm vui là lạ, phấp phỏng. Bố già không ổn rồi, gọi ông trưởng phòng tổ chức bằng bác không sợ xúc phạm đến cô con gái rượu sao? Hay ông biết chắc Mai chẳng có tình ý gì với anh cả. Hoặc ngược lạỉ Còn Toàn, anh chàng nghĩ gì mà đã trở lại với vẻ mặt như sắp hô nghiêm, nghỉ thế? Ưu tư à... Vì chuyện gì, vì aỉ... Bất giác hai má Thuận rần rần. Ngụm rượu ngon, êm ngọt, làm cho chị ngà ngà; chẳng hiểu giờ đây khuôn mặt mình ra sao, có biểu lộ điều gì để người khác đọc được hay không nữa! Chị ấp hai tay vào má, cảm nhận sự ấm nồng dịu nhẹ của rượu dường như giúp chị thanh thản hơn, vị tha hơn...
Mai tiễn Cường ra cổng. Người đàn ông đứng tuổi đi cạnh cô gái trẻ măng với những bước đầy tự tin. Họ nói với nhau nhỏ nhẻ, chừng mực, khó nói được là gần gũi hay cách biệt, thành thật hay khách sáo.
- Cô ơi ra ngoài này với em một tí!
Thuận mỉm cười. Cô bé quả đang còn là cô bé, còn nũng nịu đáng yêu thế! Chị khoác vai cô học trò cũ, hạ giọng, thì thầm:
- Bạn trai của em đấy à?
- Chưa đâu cô ạ. Chắc là còn... nhưng... cũng có thể! Cô góp ý cho em đi!
- Góp là góp thế nào? Tùy em chứ!
- Em không quan tâm đến tuổi tác. Tuổi tác có nghĩa gì khi đã thực sự hiểu nhau, yêu nhau, cô nhỉ? Rồi em sẽ thưa với cô sau. Thôi xin phép cô, em tiễn anh ấy một đoạn.
Thuận quay vào, thấy như hụt hẫng điều gì. Thật sự hiểu nhau yêu nhau thì còn gì phải nói, nhưng hiểu nhau chưa chắc đã yêu nhau và ngược lại. Tốt quá với nhau, bỏ qua những chuyện tưởng không thể bỏ qua như bố mẹ em đấy thôi, họ có chung sống với nhau trọn đời đâu! Con người có thể bước qua lỗi lầm đã hối cải nhưng tuồng như khó lòng bước qua niềm tin đã bị nứt vỡ... Đúng vậy chăng?
Thuận sà xuống hiên nhà nơi hai cha con đang ngồi vò chè, bị cuốn hút ngay bởi những bàn tay đàn ông gân guốc nhưng mềm mại, khéo léo lạ thường của họ. Chè búp trước khi sao phải được vò cẩn thận, đúng kỹ thuật, mới giữ màu, được nước và khi lên than lửa liu riu mới không bị gãy nát; sao khô rồi mới hiện hình những chiếc móc câu tuyệt vời. Chẳng phải lần đầu nhìn thấy, Thuận cũng đã từng học, từng làm khá thành thạo, nhưng sao giờ đây nhìn những bàn tay xoay vò những búp chè "một tôm hai cá" tròn vo, mạnh mẽ và vẫn nâng niu, tưởng như tách rời mà vẫn xoắn xuýt, chị bỗng thấy bồi hồi xúc động, nghèn nghẹn nơi lồng ngực...
Ông Kiệm đứng lên:
- Để Toàn nó làm nốt, cô giáo ạ. Mời cô vào trong này tôi xin thưa một chuyện.
Thuận bị bất ngờ, hơi biến sắc. Ông Kiệm cuống cuồng, líu lưỡi một lát:
- Chẳng... không, không có gì... Tôi chỉ muốn nghe một lời khuyên của cô thôi, cô giáo à. Chả là ngày mai, anh em chúng nó về xuôi thăm mẹ chúng. Một bà ở quê tôi, một bà ở Hải Phòng, cô ạ!
Thuận thở hắt một hơi nhẹ, trong khi Toàn nhìn bố lưng lẻo, diệu vợi... Chắc chắn đây là lần đầu anh chàng nhìn bố như vậy.... Thuận ra về sau khi "lấy hương" một mẻ chè sao mà chị bảo để chị làm thử; và ông già Kiệm vốc một vốc đưa lên hít hít, khen: "Đẹp, hương đẹp lắm!".
Thuận nán lại một lát nơi đỉnh đồi nửa vát nửa tròn, mắt đăm đắm nhìn vào những hàng chè mới lên độ gang tay. Những cây non trông mới sức vóc làm sao, dù chúng vẫn còn chút rụt rè khi từ đất trồi lên chạm phải bao la khoáng đãng vùng đồi. Cái màu tro than sầu đông của đất đồi ở đây thật đặc biệt, nó nâu sẫm hẳn là không nhưng xám nhạt cũng chẳng phải. Có một chút gì anh ánh trong đó, rất khó tả nhưng lại làm người ta yên lòng - Thuận nghĩ - Ông già Kiệm đấy, ông đã hỏi chị những điều mà nếu như không xem chị là người đặc biệt tin cậy, có khả năng làm yên lòng người khác, chí ít là những người trong gia đình ông; thì ông không hỏi. Như là một dịp tâm sự, giãi bày, bàn luận... Phải vậy thôi, những người con của ông, lớp thanh niên mới bây giờ, họ đâu có xa rời với đạo lý làm người, với truyền thống cha ông, mặc dù họ có thể nghĩ khác làm khác ông chuyện này chuyện kia...
Buổi sáng hai đứa con lên đường, ông Kiệm dậy sớm hơn thường lệ. Ông không đun nước bằng củi trong bếp như mọi khi, mà quạt một lò than nhỏ cho hồng rồi bắc ấm lên. Than tí tách, phi phi... đượm dần. Gian nhà ngoài ấm sực.
Ông nói vọi vào bếp với con gái:
- Chong chóng lên con. Ra ga sớm một chút cho khỏe. Mình đợi tàu chứ tàu không đợi mình!
- Vâng ạ. Bố và anh cứ uống xong tuần trà là con đâu vào đấy thôi mà!
Ông đưa tay ra mời con trai ngồi vào bàn trà, trân trọng đến nỗi Toàn há mồm nhìn cha một giây. Người con vụt hiểu, mỉm cười không nói gì, để bố tự nhiên. Đã lâu lắm, hai cha con mới lại ngồi đối ẩm, đúng với tinh thần một cuộc đối ẩm bạn bè, dường như thế thì phải...
Ông Kiệm tráng ấm, lường lượng chè cho vừa cho vào ấm, "làm lông" xong, rót nước vào, ngồi đợi chè ngấm.
Hai cha con im lặng, dường như giờ đây họ chẳng có việc gì quan trọng bằng việc thưởng thức mùi vị ấm chè ngon của vùng quê đồi quen thuộc mà lạ lùng này.
Lát sau người con nói, giọng hơi chìm lẩn nhưng thiết tha:
- Bố à, bố còn tráng kiện lắm; con nghĩ rồi đây chúng con sẽ không còn ở nhà luôn bên mình bố được nữa; bố hãy... bố nên...
Người cha ngắt lời:
- Bậy nào! Là con ấy, bố biết, hình như con...
Ông ngừng lại, với tay cầm ấm chè, rót. Và bỗng nhiên, ông nháy mắt tinh nghịch với cậu con trai:
- Con biết không? Có lần bố đến Hàng Châu, được mời uống chè ở đó, họ nói - mà hồi xưa các cụ nhà ta sành sỏi cũng đã nói rồi! Rằng trà có nhiều nước. Nước đầu là "Nước thiếu nữ". Thanh khiết, ngào ngạt. Nước thứ hai là "Nước thiếu phụ". Đượm đà, nồng nàn, sâu thẳm. Đấy mới là nước ngon nhất trong một ấm trà. Dư vị trong cổ họng cứ đọng hoài, đọng mãi… không tan. Con có biết không, Toàn?
Người con trố mắt. Điều này thì anh chưa biết thật!...



Đau dạ dày, cực kỳ mệt và khó chịu


Muốn giảm đau cho dạ dày thì nên tránh một số điều kiêng kỵ sau đây.
1. Tránh căng thẳng
Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
2. Quá mệt mỏi
Bất luận là lao động chân tay hay lao động trí óc, nếu mệt mỏi quá độ, đều có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, máu không được cung cấp đủ, chức năng bài tiết mất cân bằng, vị toan (axit hydrochloric) quá nhiều và dịch kết dính giảm... khiến niêm mạc bị tổn thương.
3. Không nên uống rượu, bia
Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
4. No đói không đều
Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. 
Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu.... 
5. Ăn uống không vệ sinh
Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 - 90%. 
Vi khuẩn thường lây truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng,... Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
6. Ăn tối quá no
Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.
7. Ăn nhanh
Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
8. Uống cà phê, trà đặc
Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
9. Lạm dụng thuốc tây
Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn.



Giới thiệu dịch vụ Mobile Internet của Vinaphone

Mobile internet là gì?
Mobile Internet là dịch vụ truy cập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động sử dụng Simcard VinaPhone.
Với chiếc điện thoại di động kết nối internet khi sử dụng dịch vụ Mobile internet, bạn có thể nhận và gửi email khi đang đi đường, chat với bạn bè để tránh cơn buồn ngủ trong một cuộc họp buồn tẻ, đọc báo hay xem một đoạn video clip vui nhộn trên youtube khi đợi ai đó trong quán café, và còn nhiều điều khác làm bạn thích thú.
Tại sao mọi người thích Mobile internet?
Với Mobile internet, bạn có thể thỏa thích lướt web tại bất cứ nơi đâu, bất kỳ khi nào bạn muốn mà không cần mang theo chiếc laptop cồng kềnh, chỉ với chiếc điện thoại di động kết nối internet bạn đã có cả thế giới trong lòng bàn tay mình.
- Nhận và gửi email trên yahoo mail http://vn.mail.yahoo.com, Gmail http://mail.google.com hay các địa chỉ hòm thư cá nhân khác của bạn.
- Chat với bạn bè trên Yahoo http://vn.messenger.yahoo.com, hay Ola chat http://chat.ola.vn
- Theo dõi các tin tức thời sự mới nhất trên các báo điện tử http://vnexpress.nethttp://dantri.comhttp://kenh14.vn,http://ngoisao.nethttp://thanhnien.com.vn.
- Cập nhật kết quả từng phút các trận đấu bóng đá trên toàn thế giới tại http://wap.livescore.com
- Nghe bài hát bạn yêu thích do ca sỹ bạn yêu mến trình bầy từ các trang ca nhạc hàng đầu http://chacha.vn , http://mp3.zing.vn
- Xem phim hoặc thưởng thức các Video clip trên các trang phim nổi tiếng, hay tìm trên http://youtube.com
- Tải và chơi game từ các trang game nổi tiếng http://gameloft.comhttp://gamevui.com  
- Cập nhật thông tin và liên hệ với bạn bè trên các trang mạng xã hội http://facebook.com,   http://twister.com
- Tìm tất cả những điều bạn quan tâm trên trang tìm kiếm http://google.com.vn,
- Truy cập trang http://wap.vinaphone.com.vn để biết về các chương trình khuyến mại của VinaPhone, cũng như các dịch vụ do VinaPhone cung cấp.
- Bạn vẫn nhận và thực hiện cuộc gọi bình thường khi đang truy cập internet.
- Bạn có thể truy cập internet bao lâu tùy thích, không phải trả cước cho thời gian truy cập mà chỉ phải trả cước phí cho nội dung bạn nhận và gửi đi.
Điều kiện để có thể sử dụng được Mobile internet là gì?
- Để sử dụng dịch vụ Mobile internet bạn cần có:
- Máy điện thoại di động hỗ trợ truy cập Internet (điện thoại có hỗ trợ 3G hay EDGE hoặc GPRS) và cài đặt thành công cấu hình GPRS.
+ Hiện nay phần lớn các loại máy điện thoại đều được cài đặt sẵn cấu hình GPRS.
+ Nếu điện thoại của bạn vẫn chưa cài đặt cấu hình GPRS (bạn không sử dụng được mặc dù đã đăng ký dịch vụ Mobile internet), bạn hãy soạn tin: GPRS gửi 333 và làm theo hướng dẫn để cài đặt cấu hình GPRS (tin nhắn hoàn toàn miễn phí).
- Đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile internet
+ Để đăng ký dịch vụ Mobile internet, bạn soạn tin:3G ON gửi 888 (sau khi đăng ký dịch vụ thành công, bạn hãy tắt máy rồi bật lại để sử dụng dịch vụ).
+ Và bạn đang trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G của mạng VinaPhone (hiện tại, VinaPhone đã phủ sóng toàn quốc).
Truy cập internet từ điện thoại di động như thế nào?
- Nhấp Menu trên điện thoại của bạn và chọn tiếp biểu tượng Quả địa cầu (phía dưới có dòng chữ: internet, hoặc Web, Browser, Services … tùy từng dòng điện thoại) để Truy cập internet.
- Điền địa chỉ trang web bạn muốn truy cập và bắt đầu lướt web;
- Hoặc nếu bạn chưa biết một địa chỉ cụ thể, hãy truy cập trang tìm kiếm (http://google.com.vn) để tìm địa chỉ hay các thông tin bạn quan tâm;
- Hoặc truy cập trang http://wap.vinaphone.com.vn vào mục tin tức để đọc tin trên các báo hàng ngày, hay tìm hiểu và đăng ký sử dụng các dịch vụ giá tri gia tăng của VinaPhone.
VinaPhone cung cấp những gói cước nào cho dịch vụ Mobile internet?
- Dịch vụ Mobile internet của VinaPhone đang cung cấp các gói cước: M0, M10, M25, M50, M100, M135, U1, U7, U30 và MAX (chi tiết từng gói cước xin xem tại mục Cước phí).
- Khi bạn mới đăng ký dịch vụ Mobile internet, bạn được đăng ký gói mặc định là M0 (không mất phí thuê bao, tính cước theo mức sử dụng thực tế). Để đăng ký một gói cước khác, bạn thực hiện đăng ký qua tin nhắn.
- Để đăng ký các gói cước dịch vụ Mobile internet (trừ gói M0), hãy soạn tin nhắn: [Tên gói cước] ON gửi 888
- Ví dụ: để đăng ký gói cước MAX, bạn hãy soạn tin MAX ON gửi 888


Tôi đã có một tình yêu


     Vậy là Huế đã vào đông. Từng cơn gió heo may se thắt thổi qua những con phố dài hun hút. Một mùa đông nữa lại đến. Một mùa đông nữa tôi xa anh. Một mùa đông nữa lặng lẽ ôm những kỷ niệm xưa, ôm những dày vò, tiếc nuối, khổ đau bằng cách tự trói mình trong một mớ câu hỏi "Vì sao? " 
    Anh !! 
    Chiều nay tôi một mình ra phố. Một mình lang thang đón cơn gió lạnh đầu mùa. Phố vẫn như xưa, như những ngày hai đứa mình còn có nhau. Những vòng xe vẫn hối hả đi về. Mọi người vẫn cứ hút vào dòng xoáy thời gian. Tất bật. Vội vã. Hình như chỉ có tôi là lạc lõng trên vỉa hè đầy lá bằng lăng vàng sần, vào xạc cuốn theo chiều gió. Thọc tay vào túi áo khoác, tôi dừng lại ngơ ngẩn: Ngã sáu ! Về đâu bây giờ? Đường Hà Nội? Đường Hùng Vương? Đường Bến Nghé? Đường Lê Quý Đôn? Đường Đống Đa?... Đôi chân tôi vẫn bước đi như là nó biết rõ cần phải đi theo đường nào. Và quả thật nó hơn tôi. Đường Ngô Quyền ! Ngày xưa... 
     Tôi đi như kẻ vô định. Ký ức cứ ùa về... Nhạt nhòa... "T. ơi - Anh yêu em ! Anh không biết nói sao hơn là nói câu đó nữa". "Anh xạo ". "Thiệt mà... Không tin anh ư?". "Không, anh xạo lắm "... Tiếng cô gái cười khúc khích, tiếng cười trong như pha lê. Chàng trai vội vã nắm tay cô: "Tin anh đi. Em đa nghi thế chóng già lắm, biết không?"... Cô kêu lên khe khẽ: "Kìa... Người ta nhìn... Buông tay em ra đi". "Không, anh không buông. Mặc kệ họ !". Cô hạ giọng năn nỉ: "Anh... người ta đang cười"... "Tin anh không đã? ". "Ừ... tin... Trời ạ". Tiếng chàng trai cười ấm áp. 
     Trời ơi ! Sao lại đi theo lối này? Sao lại thế? Quay lại đi... Kìa, phía trước đã là những hàng điệp. Lá điệp vàng rực lả tả rơi đầy trên tóc, trên áo... " Chạy chậm lại đi anh. Hoa điệp rơi đẹp quá ". "Ừ, đường Ngô Quyền nhiều điệp nhất thành phố đấy... "Hoa điệp đẹp quá anh nhỉ... Giống như hoa mướp trước ngõ nhà em ấy. Vàng ơi là vàng... ". Cô gái chụm tay hứng những cánh hoa lả tả bay trong gió... Tiếng cười cuộn vào nhau, ấm đến nao lòng... Vâng, cô gái đó là tôi. 
     Hai mươi tuổi. Tôi là con bé nhà quê khù khờ khăn gói lên thành phố học. Đối với tôi, tất cả đều mới mẻ, lạ lẫm. Vốn là đứa con gái đầy mặc cảm, khó gần và khó hiểu, tôi giấu mình thật kỹ trong cái vỏ bọc lạnh lùng, lặng lẽ. Đến lớp, tôi như đeo dính lấy đứa bạn cùng làng cũng lặng lẽ, khờ khạo chẳng kém gì tôi. Hai đứa như hai cái bóng của nhau, cùng ngơ ngác như nhau. Hết một học kỳ, cả tôi và nó hầu như chưa đi hết cái thành phố bé như lòng bàn tay và chưa thuộc hết tên 50 thành viên còn lại của lớp. Tôi chỉ biết đến nó, đến bài học, đến những lo toan thường ngày của cuộc sống tự lập đầu đời, đến miền giáo đường trang nghiêm, tĩnh lặng mà thường ngày tôi hay đến ôn bài. Tất cả sẽ bình yên như thế nếu không có một ngày... 
     Ngày 22 tháng 3 - trường tổ chức cắm trại chào mừng ngày thành lập Đoàn và kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đại Học Huế. Khoa Văn trường Đại Học Sư Phạm năm tôi học có ba lớp: A, B, C. Lớp tôi - 97 Văn B - dựng trại bên cạnh lớp Văn A và Sử B - Đối diện lớp tôi - qua khoảng đất đầy cỏ xanh mượt là lớp Văn C. Cả ngày hôm đó, tôi lang thang cùng T. - nhỏ bạn cùng lớp mà cứ thầm trách đứa bạn cùng làng đã bỏ tôi lại một mình để về quê. Đến tối, Bí thư, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách đời sống kiêm luôn chức thủ quỹ lớp trổ tài... nấu chè. Trong khi chờ lớp trưởng bưng chè đi mời "bàn dân thiên hạ" trong lớp vừa luôn mồm "lăng xe" tài lẻ con gái lớp B, tôi ngồi cạnh nhỏ T. lặng lẻ nghe nó tranh cãi với anh D. chuyện "Tại sao con trai thích uống rượu? Uống rượu có phải hoàn toàn là xấu, là có hại không?". Bất chợt, tôi chớp mắt ngạc nhiên. Trước mắt tôi - bên kia mép chiếc chiếu hoa là một gã con trai lạ hoắc lạ huơ đang thản nhiên đưa những thìa chè ngọt lịm vào miệng - nom thành thục đến ngon mắt. Tôi hơi mỉm cười, thấy gã thật ngộ nghĩnh. Từ trước đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi nhìn một người con trai lâu đến thế. Một khuôn mặt thon dài, khóe miệng thanh và duyên như một nét vẽ, đôi mắt tím sẫm với hàng mi dài, đôi lông mày nét ngang bướng bỉnh... 
     Đến đó thì gã ngẩng lên và bắt gặp tôi đang nhìn gã chằm chằm. Đỏ bừng mặt tôi mỉm cười chữa thẹn và vội vã quay đi. Ga! bâng quơ: "Nhìn vừa thôi kẻo tui không nổi giờ !". Trời xui đất khiến sao tôi chợt trở nên dạn dĩ: "Không nhìn để ông ăn hết chè lớp tui hả? Thế sao được !" Gã le lưỡi quay ra hỏi đứa bạn: "Cô bé ở đâu thế?", "Đồng hương mi đó". Á , Quảng Bình hả? - Gã quay qua tôi: "Ở huyện nào vậy?". "Huyện Quảng Ninh". "Đây cũng ở Q.N". "Thật sao? Thấy ông lạ hoắc - Tui không tin". "Thiệt - ở xã G.N đây mà !". Tôi cười "Không xong rồi, xạo chi dữ thế, xã G.N tui thuộc lòng". Gã đấu dịu "Nói vậy chứ ở L.T"... Đến lúc đó thì một đứa bạn qua gọi gã về lớp. Gã đứng lên chào tôi, bỏ xót lại một ánh mắt tím như trời Huế lúc hoàng hôn. Ngày hôm sau, gã hay qua lớp tôi chơi và tôi không hiểu sao không còn hứng thú lang thang với T. nữa. Tôi bỏ T. đi một mình và nói chuyện với gã. Tự dưng tôi thấy mình thật nhỏ bé trong đôi mắt màu tím sẫm của gã. Vâng... Gã chính là anh. 
     Tôi không biếu sau "sự kiện" đó tôi và anh quen nhau như thế nào, hiểu nhau đến thế nào, chỉ biết rằng chưa đầy hai tuần lễ sau tôi đã rụt rè ngồi sau xe anh, chầm chậm qua bao nhiêu con phố như bất kỳ đôi tình nhân hạnh phúc nào khác. Bạn bè bảo đó là tình yêu "sét đánh"! Tôi chỉ cười. Thực sự lúc đó tôi quá hạnh phúc, quá viên mãn bởi tôi có anh và tôi yêu anh. Đối với tôi, anh vừa là một người bạn, một người anh, vừa là một người yêu chân thành - một chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Tôi vẫy vùng sự vội vàng, nông nổi nào rồi cũng sẽ phải trả giá. Điều đó tất yếu như là một quy luật... 
     Ngày tháng hạnh phúc qua nhanh. Những rạo rực ban đầu dần lắng xuống. Dường như đó là dịp để cho anh, cho tôi nhìn lại mình. Thế nhưng hình như vẫn muộn... Sự rạn vỡ dần xuất hiện với những lý do vớ vẩn mà cả tôi và đều vì tự trọng, tự ái và sĩ diện trẻ con còn sót lại đã không tạo cho nhau một cơ hội nào để hàn gắn. Tôi biết anh yêu tôi. Nhưng anh không đủ sức cảm thông, không đủ nghị lực để chiến thắng lòng ghen tuông vị kỉ của chính mình. Tôi ngậm ngùi chia tay anh với cái tội tày đình: phản bội ! Tôi gánh chịu những tai tiếng đó, âm thầm và lặng lẽ như đã biết trước nó phải thế, như không thể chối cãi được điều gì... 
     Bạn bè nhìn anh xót thương và nhìn tôi khinh bỉ. Tôi hiểu. Giờ có nói cũng bằng thừa. Sẽ không một ai tin tôi - ngoài đứa bạn cùng làng mà một thời đắm chìm trong hạnh phúc riêng mình tôi dường như đã bỏ rơi nó. Nhưng Chúa ơi - tôi không thể nào hiểu nổi khi người ta yêu, tin đến mức kể hết mọi chuyện về mình về quá khứ của mình cho người mình yêu nghe thì phải chăng lòng tin và tình yêu đó sẽ thành một tội lỗi. 
     Một cơn gió ùa đến, uốn cong những cành điệp. Lá vàng rơi rào rạt. Tôi đưa tay ra hứng, nghe tim mình nhói lên. Tôi ơi tôi !... Cuối cùng là thế đấy. Tôi còn lại gì cho tôi ngoài những khổ đau, ân hận, tiếc nuối?... Tất cả trong tôi giờ là sự sụp đổ ghê gớm... Văng vẳng bên tai tôi tiếng anh điềm đạm, tỉnh táo đến lạnh lùng: "Anh thấy anh và em có hai cách sống rất khác nhau. Em thì trầm lặng, anh lại sôi nổi. Hay em thử thay đổi cách sống của mình đi? ". Tôi nhìn anh, nước mắt trào ra nghẹn đắng. Trước khi nhận lời anh, tôi đã nói cho anh biết tất cả về tôi, về cái tính kỳ quặc ấy nữa. Nhưng anh vẫn vui vẻ chấp thuận, lại còn nói mỗi người một cá tính mới tạo ra sự phong phú cho cuộc đời. Thế mà giờ... Tôi không thể tin nổi... "Mỗi lần chở em đi ngang qua tụi bạn, nghe tụi chúng cười, anh thấy thật nhục nhã !". Tôi đau đớn đến ngơ ngẩn. Cái dấu gạch chéo cuối cùng tôi đặt vào sau hai chữ "Tình yêu" của mình cũng là vì những câu nói ấy... 
     Bây giờ, anh đã xa... Anh ra đi để lại trong tôi một khoảng trống cô độc và lẻ loi. Tôi biết rồi thời gian cũng sẽ dần phủ lấp những cảm giác đó. Nhưng dẫu thế, tôi cũng không thể nào quên được anh, quên những kỷ niệm ngày nào tôi từng có. Tôi vẫn còn yêu anh nhiều lắm. Nhưng tôi cũng sẽ không bao giờ tha thứ cho anh, phải chăng đó cũng là định mệnh? Cái định mệnh nghiệt ngã đã xui khiến tôi và anh, dù chung một dãy hành lang dài và rộng không hơn một mét nhưng vẫn xa lạ như chưa hề quen biết, như chưa từng thề hẹn. 
     Chiều nay, tôi một mình ra phố. Bao nhiêu kỷ niệm ùa về vò xé trái tim tôi. Phải chăng đây là cái giá phải trả cho sự vội vàng, nông nỗi của tôi? Phải chăng...? Liệu có đúng không anh? Thế là chúng mình đã chia tay nhau... Anh có thấy hạnh phúc hơn không? Có mãn nguyện hơn không? Và anh còn nhớ đến em - đứa con gái nhà nghèo vì yêu anh mà mất hết tất cả?? Đến những lời thề hẹn, những mơ ước, những kỷ niệm xa xưa? Còn nhớ không anh? 
     Dẫu đã quên hay còn nhớ, xin anh tin rằng trong trái tim tôi, anh luôn luôn ngự trị. Vĩnh hằng như cái quy luật khắc nghiệt đã làm ta vỡ tình yêu của tôi và anh... 
     Rồi thời gian sẽ xóa lấp đi những muộn phiền này, rồi thời gian cũng sẽ cho tôi nghị lực để bước tiếp con đường phía trước. Và cũng chính thời gian sẽ nhắc tôi nhớ mãi một điều mà suốt đời tôi không thể nào quên: Ngày ấy, tôi đã có một tình yêu.
                                                                                                         Thạch Thảo